Thu lãi lớn từ mô hình nuôi tôm công nghiệp
Ông Huỳnh Văn Chính là một nông dân thành công trong việc tiên phong nuôi rùa thịt tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, Tp.HCM.
Đầu tiên ông Chính cũng xuất phát từ nghề trồng lúa, trồng rau, chăn nuôi nhưng cho hiệu quả kinh tế không cao. Từ đó ông chuyển qua mô hình nuôi rùa để thử nghiệm.
Mô hình nuôi rùa được ông thực hiện trên một diện tích nhỏ, khoảng 300m2, bao gồm đất xây dựng chuồng trại và diện tích ao. Ban đầu, ông nuôi thử nghiệm một số ít vì giá rùa giống khá cao, hơn 1 triệu đồng/con. Ông chịu khó học hỏi và tiếp thu những hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi nên chỉ sau 1 năm, ông đã nắm bắt rõ kỹ thuật nuôi rùa, tạo điều kiện cho rùa phát triển tốt.
Nhận thấy thị trường rùa khá phát triển, ông tăng thêm số lượng rùa và tập trung đầu tư vào sản phẩm chính này của gia đình. Ông quan tâm đến thiết kế chuồng trại, đảm bảo đủ nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, có chỗ ăn chỗ chơi và hệ thống thoát nước cho rùa phát triển tốt nhất. Thức ăn chính của rùa là rau muống, lục bình, ốc, phụ phẩm của thịt gà…
Hiện tại trang trại 300m2 của ông có khoảng 400 con rùa thương phẩm và 30 cặp rùa bố mẹ.
- Liệu bạn có phải là Ứng Viên hoặc Nguoi Tim Viec mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm? Cập nhật những thông tin Tìm Việc Làm nhanh nhất để nắm bắt cơ hội!
Rùa là loài sinh trưởng khá nhanh nên chỉ cần sau 1 năm rưỡi là đã có thể xuất bán. Đến đợt xuất bán, các thương lái tự tìm đến trang trại của ông thu mua, giá dao động từ 600.000 đến 700.000 đồng/kg.
Đặc biệt, vào những dịp cuối năm, nhu cầu thị trường tăng cao, rùa của ông cháy hàng, không đủ cung cấp. Chưa bao giờ ông phải lo lắng về vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Mỗi năm sau khi trừ đi các chi phí, ông thu lợi nhuận 150 triệu đồng.
Nuôi tôm công nghiệp lãi hơn 1 tỷ đồng
Xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng vốn là vùng chiêm trũng, người dân nơi đây chỉ tập trung vào trồng lúa. Gia đình anh Đỗ Văn Vịnh cũng vậy. Tuy nhiên, mấy sào ruộng không cho thu nhập cao, rất bấp bênh.
![]() |
4 ha nuôi tôm công nghiệp của anh Đỗ Văn Vịnh cho lợi nhuận 1,3 tỷ đồng/năm. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam |
Để phát triển kinh tế gia đình, anh mạnh dạn xin xã cho thầu 4ha đất bãi ngoài đê ven sông Thái Bình để làm trang trại tổng hợp.
Là một người nông dân mới bắt tay vào xây dựng mô hình trang trại, anh Vịnh gặp vô vàn khó khăn: vốn không có, cây giống con giống không ổn định, không nắm trong tay khoa học kỹ thuật chăn nuôi. Do vậy, anh chưa có định hướng rõ ràng để nuôi con gì, trồng cây gì cho hiệu quả kinh tế cao.
Qua tìm hiểu và được bạn bè giới thiệu, anh được biết về giống tôm thẻ chân trắng công nghiệp thích hợp với môi trường nước lợ tại đây.
Tuy nhiên, đây lại là giống tôm đòi hỏi kỹ thuật nuôi cao, dễ nhiễm bệnh nếu môi trường không đảm bảo vệ sinh. Song bù lại, chu kỳ nuôi lại ngắn và cho giá bán khá cao nên anh Vịnh vẫn quyết tâm theo đuổi.
Để nắm vững quy trình nuôi tôm công nghiệp, anh sang các tỉnh như Thái Bình, Ninh Thuận,… học tập. Bên cạnh đó, anh tự tìm tòi thêm kiến thức từ báo, đài và internet.
- Nếu bạn là một nhà tuyển dụng thì những thông tin về những Người Tìm Việc, Người Tìm Việc 24h sẽ giúp bạn tìm cho mình những viên ngọc sáng giá!
Ban đầu, anh tập trung huy động 800 triệu đồng đầu tư vào trang trại. Trong vụ đầu, từ cuối năm 2011 đến hè năm 2012, 2ha tôm của anh cho sản lượng 18 tấn, giá bán ra là 80.000 đồng/kg. Sau khi trừ đi các chi phí, anh thu lãi 220 triệu đồng/vụ.
Sang vụ tiếp theo, từ năm 2012 đến 2013, do thời tiết có nhiều biến động nên anh không mở rộng quy mô mà chỉ tập trung vào 4ha, thu về sản lượng 29 tấn. Giá bán tôm công nghiệp vụ này lên tới 130.000 đồng/kg. Anh đạt doanh thu 3,7 tỷ đồng, sau khi trừ các chi phí, anh lãi 1,3 tỷ đồng.
Tiếp tục thừa thắng xông lên, sang năm 2014-2015, anh mạnh dạn đầu tư 2,3 tỷ đồng vào 4ha tôm, lần này nuôi 2 vụ với 2 triệu con giống. Trung bình mỗi năm anh thu lãi 1,5 tỷ đồng.
>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply